Cân nhắc các điều sau khi muốn mở rộng quy mô kinh doanh (Phần 1)

Mở rộng quy mô kinh doanh, thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện tại nhiều nơi là điều mà doanh nghiệp nào cũng hi vọng và mong muốn. Đơn giản, việc này chứng tỏ sự phát triển và chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm thách thức và khó khăn, lợi nhuận đi kem với rủi ro. Các doanh nghiệp cần cân nhắc các điều sau khi có ý định mở rộng quy mô kinh doanh.

Theo quan điểm của ông Thomas Smale – nhà sáng lập ra FE International thì các doanh nghiệp khi phát triển kinh doanh tốt đều muốn mở rộng thị trường. Tuy nhiên với nhiều năm thiết kế website, thương mại điện tử cho các doanh nghiệp thì ông cho rằng việc mở rộng kinh doanh là điều không dễ dàng.

Thực tế cho thấy, các chủ doanh nghiệp khi quá ham hố mở rộng kinh doanh để được phát triển hơn đều gặp những khó khăn không ngờ. Bắt đầu từ nguồn vốn, nguồn nhân lực, tìm hiểu thị trường mới… Rất nhiều các doanh nghiệp đã “ngậm ngùi” đóng cửa để bảo toàn cho trụ sở chính.

Vì vậy, ông Thomas đã đưa ra tổng hợp các điều mà doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi có ý định mở rộng quy mô kinh doanh.

Cân nhắc kĩ lưỡng khi lựa chọn địa điểm mở rộng kinh doanh

Địa điểm luôn là một trong những yếu tố quyết định lớn đến tình hình kinh doanh. Hiển nhiên, một mặt bằng rộng rãi, sạch sẽ, đông người qua lại sẽ thu hút hơn các địa điểm trong ngõ, ngách, nhỏ, thưa người. Điều quan trọng là chủ doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ mình muốn gì khi lựa chọn địa điểm này.

Thành lập địa điểm kinh doanh

Các chủ doanh nghiệp có thể tự đặt cho mình các câu hỏi sau:

  • Mở thêm chi nhánh công ty đã là lựa chọn tốt nhất hay chưa? Phân tích được mất giữa các lựa chọn.
  • Mục tiêu kinh doanh đề ra khi lựa chọn địa điểm này: Để tìm kiếm khách hàng mới hay để quảng bá thương hiệu doanh nghiệp? Nếu để tìm khách hàng mới thì cần làm những gì? Nếu quảng bá thương hiệu thì cần đầu tư bao nhiêu cho hợp lý?
  • Điều quan trọng khi tìm kiếm địa điểm mở rộng kinh doanh là cần nghiên cứu thị trường của nơi đó. Nhu cầu mua sắm, sử dụng dịch vụ, thói quen tiêu dùng của những người sống quanh đó như thế nào?
  • Các yếu tố xung quanh việc mở một địa điểm mới đều phải được cân nhắc kĩ càng. Từ thị trường cho đến các thủ tục pháp lý.

Sử dụng các kinh nghiệm thành công cho địa điểm mới

Đã có doanh nghiệp mắc sai lầm khi đuổi theo cái mới mà bỏ đi những kinh nghiệm, chiêu bài quý giá đã thành công đầu tiên. Để làm nên một doanh nghiệp, chủ sở hữu sẽ trải qua rất nhiều khó khăn. Và đương nhiên khi đã thành công ở doanh nghiệp đầu tiên thì họ đã có cho mình một công thức. Công thức thành công này vô cùng quý giá, các chủ doanh nghiệp nên lưu lại và áp dụng cho công ty, chi nhánh kế tiếp.

Đây sẽ là một lợi thế để rút ngắn quãng đường đi, thời gian cũng như giảm bớt sai lầm, chi phí cho doanh nghiệp.

Vậy điều các chủ doanh nghiệp cần làm là hoàn thiện mô hình kinh doanh tại doanh nghiệp chính đã có. Viết lên một công thức riêng, áp dụng và tái thành công ở các doanh nghiệp, chi nhánh tiếp theo.

Xác định nguồn vốn và dòng tiền tệ

Dựa trên các công thức đã có, chủ doanh nghiệp cần tính toán ước lượng được số vốn cần đầu tư và thời gian hoàn vốn.

Khi có ý định mở rộng quy mô thì các chủ doanh nghiệp cần có nguồn vốn chắc chắn. Cần đảm bảo nguồn vốn ở hiện tại, vận hành kinh doanh ở công ty một diễn ra một cách trơn tru.

Xác định nguồn vốn và dòng tiền tệ

Chủ doanh nghiệp cần chắc chắn doanh nghiệp một của bạn đang sinh lời và làm ăn hiệu quả. Không cần đầu tư vốn thêm, có đủ khả năng để nuôi doanh nghiệp hai trong thời gian nhất định. Tất cả những điều này cần được tính toán cẩn thận. Nếu không bạn rất dễ rơi vào tình huống khó khăn với cả 2 doanh nghiệp.

Đừng bị ảnh hưởng bởi những thứ lan man. Hãy tỉnh táo!

Mở doanh nghiệp thứ hai hay mở chi nhánh công ty sẽ đi kèm rất nhiều thách thức. Rất nhiều chủ doanh nghiệp rơi vào tình trạng đứng giữa ngã 3 đường, có rất nhiều lựa chọn mà không biết chọn cái nào.

Hãy luôn giữ “một cái đầu lạnh” trước các thách thức, tập trung vào mục tiêu đề ra để luôn đi đúng hướng.

Mở rộng kinh doanh thì cần một hệ thống kinh doanh vận hành vững chắc, nhân sự phù hợp. Tham vọng phải đi liền với thực tế, xây nhà phải chắc từ cái móng, việc mở rộng thị trường cũng thế. Các chủ doanh nghiệp cần xây dựng nền tảng nhân sự chắc chắn, có thể tự quản lý, tự giác trong công việc. Hệ thống vận hành chặt chẽ, từng bước một vững chắc và đảm bảo được cân nhắc kĩ lưỡng.

Kết luận

Để mở rộng quy mô kinh doanh vừa là thách thức vừa là “miếng thịt ngon” cho bất kì doanh nghiệp nào. Hi vọng, bài viết hôm nay của ADZ sẽ giúp các chủ doanh nghiệp có thêm những gợi ý để lựa chọn được đúng con đường phát triển của doanh nghiệp. Phần 1 sẽ gồm 4 điều trên, phần 2 sẽ gồm 4 điều còn lại, ADZ sẽ tổng hợp sớm để cung cấp thông tin cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902102903