Đặc điểm của công ty Hợp danh

Công ty hợp danh là một trong các hình thức doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, hình thức này ít được các doanh nghiệp lựa chọn để hoạt động kinh doanh. Tại sao hình thức này lại không được yêu tích tại Việt Nam?. Hôm nay, ADZ xin cung cấp các khái niệm và đặc điểm của loại hình kinh doanh này để các bạn hiểu hơn nhé!!

Đặc điểm của công ty Hợp danh

Khái niệm công ty Hợp danh

Khái niệm về hình thức công ty Hợp danh được quy định Điều 172 trong Luật doanh nghiệp năm 2014:

  • Công ty hợp danh là công ty có ít nhất 2 thành viên cùng đứng lên chủ sở hữu chung. Hai thành viên này sẽ cùng hợp tác kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp thì doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp hợp danh.
  • Công ty hợp danh có thể bao gồm các thành viên góp vốn nhưng không cần tham gia quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
  • Thành viên hợp danh là cá nhân, sẽ chịu trách nhiệm với công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Thành viên góp vốn của công ty hợp danh chỉ chịu trách nhiệm trên số vốn góp của mình.
  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
  • Công ty hợp danh được hình thành vốn từ các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
  • Công ty hợp danh không được phép phát hành cổ phiếu hay trái phiếu khi huy động vốn.
  • Theo thống kê cho đến nay thì số công ty hợp danh được thành lập chiếm số lượng khá ít, cứ tầm 7000 doanh nghiệp được thành lập thì mới có 1 công ty hợp danh.

Đặc điểm công ty hợp danh

Công ty hợp danh sẽ có những đặc điểm sau:

  • Thành viên hợp danh của công ty sẽ không được phép là thành viên hợp danh hay chủ tư nhân của doanh nghiệp khác.
  • Các thành viên hợp danh đều là chủ sở hữu đồng thời của công ty và có quyền quyết định tương đương trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh dù số vốn góp khác biệt.
  • Các thành viên hợp danh có trách nhiệm thanh toán hết nghĩa vụ tài chính của công ty trong trường hợp nợ của công ty lớn hơn tài sản.
  • Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp của mình. Việc huy động vốn từ các thành viên giúp công ty tăng thêm nguồn vốn, tháo gỡ khó khăn tài chính.
  • Thành viên góp vốn được quyền tham gia họp, biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên.
  • Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán để huy động vốn. Hình thức huy động vốn được chấp nhận là vốn từ thành viên hoặc vay vốn
  • Việc chuyển nhượng vốn góp công ty hợp danh có đặc điểm sau: Các thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng vốn góp của mình khi được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Sự thừa kế của thành viên hợp danh chỉ được cho phép khi có ít nhất ¾ số thành viên hợp danh còn lại đồng ý.
  • Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh bao gồm:
    • Các thành viên của công ty tạo thành một hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên sẽ có một người được bầu ra làm Chủ tịch hội đồng. Người này có thể đồng thời kiêm tổng giám đốc hoặc Giám đốc điều hành.
    • Về cơ cấu bộ máy quản lý thì các thành viên thỏa thuận chức vụ theo Điều lệ công ty. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến việc tham gia quyết định các vấn đề quản lý. Các thành viên sẽ có quyền ngang nhau.

công ty hợp danh

Ưu điểm, nhược điểm của Công ty Hợp danh

Ưu điểm

  • Công ty hợp danh còn được gọi là loại hình công ty đối nhân. Công ty có thể sử dụng kết hợp uy tín các nhân của nhiều người để xây dựng hình ảnh thương hiệu cho công ty.
  • Các thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm liên đới vô hạn nên các công ty hợp danh dễ dàng tạo dựng được sự tin cậy cho các đối tác kinh doanh.
  • Số lượng thành viên không nhiều, là những cá nhân uy tín và có sự tin tưởng nên việc điều hành không bị phức tạp.
  • Công ty hợp danh ít chịu ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh của Pháp luật.
  • Chiếm được lợi thế khi hoạt động trong các ngành nghề chỉ loại hình hợp danh mới được đăng kí.

Nhược điểm

  • Các thành viên hợp danh phải chịu liên đới vô hạn với hoạt động kinh doanh, các khoản nợ của công ty nên rủi ro khá cao.
  • Huy động vốn khó khăn khi không được phát hành cổ phiếu
  • Loại hình doanh nghiệp này không có tính phổ biến gây khó khăn trong việc phát triển và cạnh tranh.

Kết luận

Từ các đặc điểm trên mà công ty Hợp danh ít được ưa chuộng khi các doanh nghiệp lựa chọn hình thức công ty. Đa phần mọi người sẽ chọn hình thức TNHH hoặc công ty Cổ phần. Bạn đang lưỡng lự việc thành lập công ty hợp danh? Liên hệ ngay luật ADZ để được tư vấn hỗ trợ. Chúng tôi cam kết dịch vụ thành lập công ty nhanh chóng, giá rẻ nhất, không phát sinh chi phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902102903