Quyền lợi và nghĩa vụ của Cổ đông phổ thông

Cổ đông là những người góp vốn và nắm quyền sở hữu cổ phần trong công ty. Có rất nhiều hình thức cổ đông khác nhau. Bài viết hôm nay, Luật ADZ xin đề cập đến hình thức cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần. Cùng tìm hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông nhé!

Quyền lợi và nghĩa vụ của Cổ đông phổ thông

Phân biệt cổ đông các loại cổ đông tại công ty cổ phần

Cổ đông là những thành viên sở hữu cổ phần trong công ty. Theo quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 thì cổ đông được chia làm 3 loại: cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi.

Cổ đông sáng lập: là các cá nhân tổ chức dùng tài sản để sở hữu một phần cổ phần. Mỗi cổ đông sáng lập sẽ phải sở hữu ít nhất 20% cổ phần tại thời điểm thành lập công ty. Mỗi công ty, doanh nghiệp cổ phần được thành lập yêu cầu có ít nhất 3 cổ đông sáng lập.

Cổ đông phổ thông: là những người sở hữu cổ phần phổ thông của doanh nghiệp.

Cổ đông ưu đãi cần điều kiện sau: Cổ đông cần sở hữu các cổ phần sau: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại; cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định

Quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần

Cổ đông phổ thông tại công ty cổ phần được hưởng các quyền lợi sau đây:

  • Tham dự các cuộc họp cổ đổng, thực hiện quyền biểu quyết trước các quyết định của công ty. Mỗi một cổ đông được tính là một phiếu biểu quyết.
  • Được nhận cổ tức hàng năm khi công ty có lợi nhuận. Cổ tức được tính dựa trên số cổ phần góp vốn
  • Được quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng tỷ lệ cổ phần phổ thông.
  • Cổ đông phổ thông được tự do chuyển nhượng cổ phần, ngoại trừ các trường hợp được quy định trong Khoản 3 Điều 119 và Khoản 1 Điều 126 của Luật DN 2014.
  • Được phép tra cứu, xem xét các thông tin trong danh sách cổ đông.
  • Khi giải thể/phá sản công ty thì cổ đông sẽ nhận lại một phần tài sản tương ứng tỷ lệ vốn góp.

Quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần

Các quyền khác theo quy định của Luật DN 2014 và Điều lệ công ty. Các quyền này được áp dụng trong trường hợp cổ đông phổ thông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong một thời gian ít nhất 6 tháng. Cụ thể các quyền này như sau:

  • Được phép yêu cầu triệu tập Đại hội cổ đông:
    • Khi quyền cổ đông bị HĐQT vi phạm nghiêm trọng
    • Người quản lý điều hành ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao
    • Nhiệm kì của HĐQT đã vượt quá 6 tháng mà chưa được bầu được HĐQT mới
  • Đề cử, bầu người vào HĐQT và Ban kiểm soát
  • Được quyền xem xét, trích lục sổ biên bản, các quyết định, báo cáo tài chính của công ty.
  • Yêu cầu bằng văn bản kiểm tra các vấn đề liên quan đến hoạt động, quản lý của công ty.

Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần

Cùng với các quyền lợi thì cổ đông phổ thông cần thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Thanh toán đúng hạn và đầy đủ số cổ phần mua.
  • Cổ đông cổ phần chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình sang cho người khác hoặc cho công ty chứ không được rút vốn ra khỏi công ty dưới mọi hình thức. Trong trường hợp cổ đông cố ý chuyển nhượng cho người khác một cách trái phép thì khi cả hai người đều phải cùng chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công tý.
  • Cổ đông cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều lệ và quy chế quản lý của công ty.
  • Tất cả các nghị quyết được thông qua trong đại hội cổ đông, hội đồng quản trị đều phải thực hiện đầy đủ.
  • Thực hiện đúng các nghĩa vụ theo Luật DN 2014 và Điều lệ công ty.

Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần

Kết luận

Hi vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần. Bạn có những thắc mắc và gặp khó khăn các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp có thể liên hệ Luật ADZ để được tư vấn hỗ trợ 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902102903