DỊCH VỤ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
PHÍ DỊCH VỤ TRỌN GÓI: 900.000 VND
CAM KẾT KHÔNG PHÁT SINH
Văn phòng đại diện và chi nhánh công ty có điểm gì giống và khác nhau? Khi nào chúng ta nên mở văn phòng đại diện? Khi nào nên mở chi nhánh công ty? Ưu nhược điểm và quyền hạn của từng loại. Hồ sơ cần thiết khi muốn thành lập văn phòng đại diện? Hôm nay, ADZ sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi này nhé!!!
Mở chi nhánh công ty hay thành lập văn phòng đại diện đều được lựa chọn khi các doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh.
I. Phân biệt văn phòng đại diện và chi nhánh công ty
1. Điểm giống nhau
– Chi nhánh công ty hay văn phòng đại diện đều là các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, công ty.
– Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh công ty đều có thể thành lập ở trong nước và ngoài nước
– Chi nhánh công ty, văn phòng đại diện đều thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
2. Điểm khác nhau
a. Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện là một văn phòng, đơn vị của doanh nghiệp.
– Đơn vị này lập ra với chức năng chủ yếu là liên lạc, cung cấp thông tin 2 chiều giữa công ty mẹ và địa phương nơi đặt văn phòng.
– Văn phòng đại diện thực hiện các hoạt động nghiên cứu, các hợp đồng quảng cáo thúc đẩy sản phẩm. Nhưng không được phép hoạt động sản sinh lợi nhuận kinh doanh trực tiếp.
– Văn phòng đại diện chỉ được phép kí kết hợp đồng khi có văn bản ủy quyền.
– Các chi phí phát sinh của văn phòng đại diện đều tính về doanh nghiệp, hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp
– Văn phòng đại diện không có con dấu riêng.
– Các hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp và được cho phép bởi doanh nghiệp.
b. Chi nhánh công ty
– Chi nhánh công ty cũng là một đơn vị của doanh nghiệp nhưng có con dấu riêng và có quyền kí kết hợp đồng kinh tế với chức danh chi nhánh.
– Các ngành nghề tại chi nhánh công ty phải phù hợp với doanh nghiệp, chỉ được phép hoạt động trong các ngành doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh.
– Chi nhánh công ty có thể hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập vào doanh nghiệp.
3. Nhu cầu sử dụng
a. Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện có ưu thế khi doanh nghiệp có nhu cầu thành lập địa chỉ hợp pháp để tiện giao dịch tại các địa phương. Đáp ứng nhu cầu thông tin kịp thời hoặc các đối tác tại địa bàn đặt điểm văn phòng.
b. Chi nhánh công ty
Chi nhánh công ty phù hợp khi công ty có nhu cầu mở rộng kinh doanh. Chi nhánh công ty sẽ có chức năng của văn phòng đại diện và chức năng kinh doanh.
Thành lập văn phòng đại diện
II. Các thủ tục, giấy tờ khi thành lập văn phòng đại diện.
Khi doanh nghiệp có nhu cầu thành lập văn phòng đại diện cần chuẩn bị các thủ tục sau:
1. Hồ sơ giấy tờ theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Bản sao Giấy đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp đã công chứng hợp lệ.
- Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc hộ khẩu công chứng hợp lệ
- Các giấy tờ nhà đất, hợp đồng chứng minh quyền sử dụng đất của doanh nghiệp
- Hợp đồng ủy quyền trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Tư vấn doanh nghiệp ADZ.
2. Các giấy tờ thông báo về việc thành lập văn phòng đại diện
- Chủ doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin vào văn bản thông báo: Tên doanh nghiệp, mã số thuế, giấy chứng nhận kinh doanh…
- Đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin của văn phòng đại diện:
- Tên văn phòng (chú ý: Có thể đặt tên bằng tiếng việt hoặc tên nước ngoài).
- Thông tin 4 cấp của địa chỉ văn phòng: Số nhà, đường, phường, xã/quận, thành phố.
- Thông tin liên hệ: Email, website, điện thoại, fax….
- Thông tin người đứng đầu văn phòng đại diện: đây là người ủy quyền của doanh nghiệp. Cung cấp đầy đủ họ tên, CCCD, hộ khẩu, chức danh…
- Thông tin thuế: Ngày bắt đầu hoạt động, hình thức hạch toán thuế, số lao động, nhân viên của văn phòng, các tài khoản ngân hàng….
- Các quyết định văn bản đi kèm.
- Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện
- Quyết định chủ doanh nghiệp ghi rõ nội dung thành lập văn phòng đại diện
- Quyết định bổ nhiệm với người đứng đầu của văn phòng đại diện
3. Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh
Các hồ sơ và văn bản sau khi được hoàn thành sẽ được chia làm 2 bản
– Một bản giấy nộp tại Sở kế hoạch đầu tư
– Một bản mềm nộp tại cổng thông tin đăng kí kinh doanh quốc gia: trong đó các giấy tờ đều phải được scan dấu của doanh nghiệp.
4. Nhận kết quả
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, phòng đăng kí kinh doanh sẽ tiến hành xét duyệt tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết.
- Sau 3 ngày làm việc, hồ sơ được xét duyệt xong thì Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng kí văn phòng đại diện. Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế môn bài với mức thuế là 1.000.000/năm cho văn phòng đại diện.
- Nếu hồ sơ chưa được đầy đủ thì Doanh nghiệp sẽ có thông báo để hoàn thiện hồ sơ.
- Để đảm bảo sự hoàn thiện của hồ sơ và nhanh chóng đảm bảo thời gian thì doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện của Tư vấn doanh nghiệp ADZ
- Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành luật, ADZ đảm bảo sẽ tư vấn cụ thể chính xác cho những công việc, giấy tờ cần thiết để đăng kí thành lập văn phòng đại diện cho quý doanh nghiệp được nhanh chóng.
- Sau khi hoàn thành dịch vụ thành lập văn phòng đại diện quý doanh nghiệp sẽ nhận được:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện.
- Hồ sơ nội bộ để lưu trữ tại văn phòng.
Cam kết của Tư vấn doanh nghiệp ADZ
- Chính xác – Tốc độ – Trọn gói.
- Hoàn thành hồ sơ Đúng hạn
- Cam kết không phát sinh phụ phí.
- Thực hiện từ A-Z, bạn không cần phải băn khoăn gì cả
“Quý khách có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh công ty – văn phòng đại diện xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới. Xin chân thành cảm ơn!”
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DOANH NGHIỆP ADZ
Địa chỉ TSC: 17 Tố Hữu, Nam Từ Liêm , Hà Nội
Điện thoại: 024.7777.2666
Email: [email protected]