Với sự hội nhập của nền kinh tế như hiện nay thì nhu cầu đầu tư của các tổ chức, cá nhân vào Việt Nam là rất lớn. Nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ được các quy trình, thủ tục và các điều kiện để tiến hành đầu tư thành lập công ty có vốn nước ngoài. Để các công ty tiết kiệm được thời gian và chi phí thành lập công ty có vốn nước ngoài, Tư vấn doanh nghiệp ADZ sẽ chia sẻ các một số quy trình và lưu ý khi thành lập công ty có vốn nước ngoài.
Thế nào là công ty có vốn đầu tư nước ngoài?
Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là một trong những thủ tục pháp lý bắt buộc cần phải có khi các nhà đầu tư muốn thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Theo như Luật doanh nghiệp 2014 và Luật đầu tư 2015, công ty có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài sát nhập, mua cổ phần, mua lại,…
Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam
Khi nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức công ty cổ phần để thành lập, doanh nghiệp cần biết những thông tin sau:
Quy trình thành lập công ty cổ phần
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Theo Luật đầu tư năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam đều phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trường hợp 1: Dự án đầu tư không phải xin quyết định chủ trương.
Các nhà đầu tư tới cơ quan có thẩm quyền xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cần các loại giấy tờ sau:
- Văn bản thực hiện dự án đầu tư (Theo mẫu quy định).
- Bản sao chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu với nhà đầu tư là cá nhân.
- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc các loại tài liệu tương đương khác để xác nhận tư cách pháp nhân đối với nhà đầu tư là một tổ chức.
- Bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.
- Giải trình các công nghệ được sử dụng trong dự án đối với các loại công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế.
- Bản sao báo cáo năng lực tài chính trong 2 năm gần nhất của nhà đầu tư đối với nhà đầu tư là một tổ chức.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với các hình thức đầu tư; Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư để thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
- Văn bản ủy quyền cho đơn vị thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.
Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ tiếp nhận và xem xét hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có đầy đủ giấy tờ, cơ quan đăng ký sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trường hợp 2: Dự án đầu tư phải xin quyết định chủ trương của các cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền:
- Quốc hội có thẩm quyền quyết định chủ trương đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp Quy định tại điều 30 của Luật đầu tư.
- Chính phủ có thẩm quyền quyết định chủ trương đối với dự án thuộc Quy định tại điều 31 Luật đầu tư.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chủ trương với các dự án thuộc quy định tại điều 32 Luật đầu tư.
Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp
Nhà đầu tư nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp với tới phòng đăng ký kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký và điều lệ của doannh nghiệp.
- Danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
- Bản sao giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương của tổ chức và văn bản ủy quyền; Giấy chứng nhận cá nhân hợp pháp của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là người đầu tư nước ngoài.
- Với cổ đông là một tổ chức nước ngoài thì doanh nghiệp cần nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương để hợp pháp hóa lãnh sự.
- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư và văn bản ủy quyền cho người làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nhận và xem xét hồ sơ, Cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khoảng 3-5 ngày. Nếu trong trường hợp bị từ chối cáp giấy phép, Sở kế hoạch và đầu tư cần phải có văn bản thông báo và nêu ra rõ lý do cho nhà đầu tư.
Sau khi được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia trong thời hạn 30 ngày.
Bước 3: Khắc dấu và công bố quyền sử dụng mẫu dấu.
Doanh nghiệp sẽ tự quyết định loại dấu, hình thức và số lượng con dấu. Sau khi có con dấu, doanh nghiệp phải có thông báo sử dụng mẫu dấu trên Cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia.
Sau khi nhận thông báo về mẫu dấu, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thông tin mẫu dấu của doanh nghiệp.
Một số lưu ý
- Doanh nghiệp phải có tối thiểu 3 cổ đông và không giới hạn số lượng thành viên trở thành thành viên của công ty cổ phần.
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục như nộp thuế môn bài, đặt in hóa đơn,…
Người nước ngoài góp vốn vào công ty TNHH Việt Nam
Mua toàn bộ phần vốn góp để trở thành chủ sở hữu
a. Thủ tục đăng ký mua phần vốn góp
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Văn bản đăng ký vốn góp cần những nội dung như: thông tin về tổ chức mà nhà đầu tư dự kiến góp vốn, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn.
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc các tài liệu tương đương để xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là một tổ chức.
Nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký đầu tư và sau 15 ngày sẽ được cấp thông báo đáp ứng đủ điều kiện để trở thành nhà đầu tư nước ngoài góp vốn trong công ty TNHH.
b. Thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Thông báo nội dung thay đổi đã đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao của các loại giấy tờ như: Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với trường hợp chủ sở hữu mới là cá nhân; Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc cấc văn bản tương đương để xác nhận tư cách pháp lý nếu chủ sở hữu mới là tổ chức; Danh sách người đại diện ủy quyền.
- Bản sao điều lệ có sửa đổi bổ sung của công ty.
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ tương đương chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn.
- Văn bản của Sở kế hoạch và đầu tư chấp thuận về việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Trong vòng 3 ngày, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Mua một phần vốn góp của chủ sở hữu làm chuyển đổi từ công ty TNHH 1 thành viên sang công ty TNHH 2 thành viên.
a. Trường hợp 1: Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 51% trở lên vốn cổ phần của công ty.
Bước 1: Làm thủ tục Đăng ký góp vốn, mua phần vốn.
Bước 2: Làm các thủ tục liên quan đến thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị chuyển đổi và bản điều lệ của doanh nghiệp.
- Danh sách các thành viên và bản sao giấy tờ chứng thực của các cá nhân và người đại diện theo pháp luật.
- Khi các thành viên là tổ chức, doanh nghiệp phải nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng lý doanh nghiệp; các loại giấy tờ chứng thực của người đại diện theo sự ủy quyền.
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các loại giấy tờ xác nhận việc chuyển 1 phần quyền sở hữu công ty.
- Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động khoản vốn góp.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
b. Trường hợp 2: Nhà đầu tư nước ngoài không nắm giữ trên 51% trở lên tổng vốn điều lệ của công ty (trong trường hợp không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Công ty chỉ cần thực hiện thủ tục liên quan đến thay đổi doanh nghiệp như trường hợp 1).
Mua phần vốn góp làm tăng thêm thành viên
a. Trường hợp 1: Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 51% tổng số vốn điều lệ của công ty.
Bước 1: Thủ tục đăng ký mua phần vốn góp.
Bước 2: Các thủ tục liên quan đến thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký của doanh nghiệp.
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng phần sở hữu vốn góp.
- Bản sao của các loại giấy tờ thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân hoặc Giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương khi thành viên là tổ chức.
- Văn bản quyết định của Sở kế hoạch và đầu tư về việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Trong vòng 3 ngày, cơ quan đăng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b. Trường hơp 2: Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ không nắm giữ trên 51% tổng vốn điều lệ của doanh nghiệp. (Trong trường hợp không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Công ty chỉ cần thực hiện thủ tục liên quan đến thay đổi doanh nghiệp như trường hợp 1).
Các loại giấy phép cần thiết khi thành lập công ty có vốn nước ngoài
Các loại giấy phép cần có khi thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy phép kinh doanh đối với công ty bán lẻ hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng; Giấy phép chuyên ngành của Bộ với các lĩnh vực hoạt động đặc thù như pháp lý, y tế,…
Khi thành lập công ty có vốn nước ngoài, công ty phải có phần vốn góp nước ngoài từ 1% – 100% ngay từ khi mới thành lập. Bên cạnh đó, có một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp chỉ cần phải cấp một số loại giấy tờ.
- Chỉ cần cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thuộc các ngành không có điều kiện từ từ 1% – 100% vốn điều lệ công ty.
- Chỉ cần cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép kinh doanh, không cần đưa Giấy chứng nhận đầu tư: Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và phân phối hàng hóa bán lẻ đến với người tiêu dùng, nhà đầu tư mua phần vốn góp của công ty từ 1% – 100% vốn đều lệ chỉ cần cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép kinh doanh.
- Cần cấp thêm giấy phép kinh doanh cho ngành bán lẻ hàng hóa có yếu tố nước ngoài: Khi thành lập công ty có vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại bán lẻ, nhà đầu tư cần xin thêm giấy phép kinh doanh cho cho hoạt động bán lẻ hàng hóa có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp:
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có đa số các thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài của tổ chức là công ty hợp danh nắm giữ phần vốn điều lệ trên 51%.
- Doanh nghiệp có nhà đầu tư và tổ chức kinh tế là công ty hợp danh có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài và nắm giữ 51% tổng số vốn điều lệ.
Các loại giấy tờ cần thiết khi làm hồ sơ thành lập công ty có vốn nước ngoài
Đối với nhà đầu tư là cá nhân
- Bản sao thẻ căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, hoặc hộ chiếu (Bản sao đã được công chứng, hợp pháp hóa tại Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài).
- Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của người đầu tư với số vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam. (Nếu là ngân hàng nước ngoài, người đầu tư cần có giấy xác nhận và bản sao công chứng hợp pháp hóa tại Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài).
- Hợp đồng cho thuê trụ sở, các loại giấy tờ ủy quyền cho bên cho thuê. (Hợp đồng bao gồm các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của người cho thuê).
Đối với nhà đầu tư là một tổ chức
- Bản sao của Giấy chứng nhận thành lập hoặc các tài liệu khác có giá trị tương đương để xác nhận tư cách pháp lý đối với người đầu tư là một tổ chức nước ngoài. (Bản sao phải được công chứng hợp pháp tại Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài).
- Bản sao được công chứng hợp pháp của các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của nhà đầu tư; Bản cam kết hỗ trợ tài chính từ phía công ty mẹ; Bản cam kết hỗ trợ tài chính của các tổ chức tài chính; Bản cam kết bảo lãnh năng lực tài chính của nhà đầu tư; Biên bản xác nhận số dư tài khoản nhân hàng của nhà đầu tư tương ứng với số vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam.
- Hộ chiếu đã được công chứng hợp pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại nước ngoài.
- Hộ chiếu được công chứng hợp pháp của người đại diện doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Bản sao có công chứng điều lệ của doanh nghiệp tại nước ngoài.
- Hợp đồng cho thuê trụ sở gồm có: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê.
- Nếu như dự án cần sử dụng công nghệ, doanh nghiệp cần có bản giải trình về việc sử dụng công nghệ với các nội dung như: Tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình của công nghệ, các thông số kỹ thuật, và tình trạng sử dụng máy móc.
Các bước thành lập công ty có vốn nước ngoài
Bước 1: Hoàn thành hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận đầu tư thành lập công ty có vốn nước ngoài bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
- Bản sao có công chứng thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; Bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc các tài liệu tương đương để xác định tư cách pháp nhân đối với nhà đầu tư là một tổ chức.
- Các đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung như: nhà đầu tư thực hiện dự án, vốn đầu tư và các phương án huy động vốn, các đề xuất hưởng ưu đãi từ đầu tư, hiệu quả kinh tế – xã hội từ đầu tư,…
- Bản sao của các loại tài liệu sau đối với chủ đầu tư là tổ chức: Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ, bản cam kết hỗ trợ tài chính từ phía công ty mẹ, bản bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
- Giải trình về công nghệ đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế (Nếu có).
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Sở kế hoạch và Đầu tư là nơi có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và công bố con dấu pháp nhân của doanh nghiệp.
- Sau khoảng 6-8 ngày kể từ ngày hoàn thành và nộp toàn bộ hồ sơ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Xin cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp lập hoạt động bán lẻ hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa.
- Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sẽ do Sở Công Thương cấp phép.
- Các giấy phép chuyên ngành của các bộ sẽ do Bộ chuyên ngành đó cấp.
- Sau 30 – 45 ngày kể ngày nộp và hoàn thiện hồ sơ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép.
Dịch vụ thành lập công ty có vốn nước ngoài của Luật ADZ
- Tư vấn tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Tư vấn loại hình công ty phù hợp cho các nhà đầu tư nước ngoài.
- Tư vấn, hướng dẫn các nhà đầu tư hoàn thiện, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để thành lập công ty có vốn nước ngoài.
- Làm người đại diện cho nhà đầu tư khi làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài.