Hướng dẫn ghi mã ngành nghề kinh doanh mới nhất

Hướng dẫn ghi mã ngành nghề kinh doanh mới nhất

Bạn đang có ý định thành lập doanh nghiệp nhưng chưa biết cách ghi mã ngành nghề kinh doanh? Với kinh nghiệp hơn 10 năm trong việc giải quyết các vấn đề về doanh nghiệp, hôm nay, ADZ xin chia sẻ cách ghi mã ngành nghề kinh doanh đúng chuẩn cho các bạn.

Quy định về đăng ký mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Để ghi được mã ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp của mình thì đầu tiên bạn phải nắm được các quy định về việc này.

Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam năm 2007 (VSIC 2007) là bảng phân loại chuẩn xác các hoạt động kinh doanh, kinh tế diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, được chia làm 5 cấp độ với chi tiết chú giải từng ngành.

Xem chi tiết hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam: tại đây

Việc xác định các hoạt động kinh tế thuộc mã ngành nào phải được dựa vào các tiêu chí rõ ràng bao gồm:

  • Quy trình hoạt động: Sản xuất, dịch vụ hay mua bán
  • Nguyên liệu đầu vào
  • Đặc điểm của sản phẩm đầu ra

Các tiêu chí này sẽ là tiêu chí để xác định mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Việc ghi mã ngành nghề kinh doanh khi đăng kí giấy phép được ghi rõ theo Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP (Được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 108/2018/NĐ-CP), Phụ lục I và II Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam áp dụng từ 20/08/2018.

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hay thay đổi mã ngành kinh doanh, đổi giấy phép kinh doanh thì cần lựa chọn mã ngành kinh tế cấp 4.

Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng kí mã ngành nghề kinh doanh cấp 5 thì doanh nghiệp chọn lựa ngành kinh tế cấp 4 sau đó ghi thêm chi tiết ngành. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo ngành kinh tế cấp 5 phù hợp với cấp 4 và với ngành nghề kinh doanh của mình.

Việc ghi ngành nghề kinh doanh chi tiết được quy định theo các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không theo quy định pháp luật thì Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh sẽ yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh ngành nghề này. Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tạo Phụ lục V kèm thông tư Thông tư 02/2019/TT-BKH. Đồng thời doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo pháp luật.

Cách ghi mã ngành nghề kinh doanh

Các ngành nghề kinh doanh được quy đinh theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Hướng dẫn cách ghi mã ngành nghề trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như sau:

Đối với các doanh nghiệp đang có nhu cầu: Đăng kí thành lập doanh nghiệp, đăng kí sửa đổi hoặc cấp lại giấy Đăng kí kinh doanh thì chủ doanh nghiệp cần lựa chọn đúng mã ngành kinh tế cấp 4 để ghi mới.

Ví dụ:

Tên ngành Mã ngành
Xây dựng nhà các loại 4100
Tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại 8230

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản pháp luật như các ngành cần vốn pháp định, ngành cần chứng chỉ hành nghề… thì ngành chi tiết được ghi theo ngành quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Ví dụ:

Tên ngành Mã ngành
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Chi tiết: Kinh doanh bất động sản.
6810
Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất.
Chi tiết: Dịch vụ môi giới bất động sản, tư vấn bất động sản, quảng cáo bất động sản
6820
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.
Chi tiết: Thiết kế quy hoạch xây dựng
7110
Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Kinh doanh dịch vụ Karaoke.
9329

Đối với các ngành nghề chưa được ghi nhận vào mã ngành kinh tế trong hệ thồng mà được quy định tại văn bản quy định khác thì mã ngành sẽ được ghi nhận thêm theo các văn bản đó.

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ chọn các mã ngành cấp 4 có cấu trúc: “hoạt động …khác” khi gặp các ngành chưa biết phân vào đâu và ghi chi tiết ngành vào cho phù hợp.

Ví dụ:

Tên ngành Mã ngành
Hoạt động viễn thông khác
Chi tiết: Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
6190

Những ngành chưa có trong hệ thống sẽ được báo cho Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch Đầu tư xem xét. Nếu hoạt động kinh doanh không bị trái pháp luật thì sẽ được bổ sung vào ngành nghề kinh doanh mới.

Một số lưu ý khi ghi mã ngành kinh tế:

  • Doanh nghiệp chỉ được phép đăng kí các ngành kinh tế hợp pháp luật Việt Nam.
  • Doanh nghiệp nên lựa chọn kĩ càng các ngành nghề kinh doanh đang và sẽ hoạt động, không nên đăng kí quá nhiều. Việc đăng kí quá nhiều sẽ khó khăn để các cơ quan nhà nước quản lý hay phân loại các chỉ tiêu kinh tế.

Kết luận

Bạn gặp khó khăn khi đăng kí mã ngành kinh doanh hoặc không biết tra cứu mã ngành kinh doanh của mình thì thể liên hệ ngay Luật ADZ để được hỗ trợ. Với đội ngũ luật sư lâu năm, chuyên giải quyết các vấn để trong doanh nghiệp ADZ cam kết tư vấn hỗ trợ quý khách một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Đăng kí thành lập doanh nghiệp giá rẻ tại Hà Nội – Duy nhất tại Luật ADZ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902102903