Tất cả các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp khi có hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Vậy thuế là gì? Đặc điểm của thuế ra sao? Hãy cùng Luật ADZ tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm về thuế
“Thuế là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức, hay doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh, tùy theo mức độ tài sản, thu nhập,…bắt buộc phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật” – Theo từ điển tiếng Việt.
Ở mỗi một góc độ khác nhau, khái niệm về thuế cũng có chút khác biệt. Tuy nhiên về cơ bản, trên góc độ của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thuế là khoản bắt buộc phải đóng góp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Việc đóng thuế là để đáp ứng nhu cầu về kinh tế cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể đúc kết khái niệm tổng quát về thuế như sau: “Thuế là một khoản tiền mà các cá nhân, tổ chức, hay doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh bắt buộc phải đóng góp cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.”
>>> Đọc thêm: Thuế môn bài là gì? Quy định về thuế môn bài năm 2020
Đặc điểm của thuế
Thuế mang những biểu hiện đặc trưng riêng biệt, cùng tìm hiểu những đặc trưng của thuế ở các mục sau đây:
Tính bắt buộc
Thuế mang thuộc tính bắt buộc. Thuộc tính này giúp ta phân biệt được thuế với các hình thức động viên tài chính khác cho ngân sách Nhà nước.
Tính bắt buộc của thuế mang một ý nghĩa xã hội đặc biệt và được thể hiện rất rõ qua các điều kiện chịu thuế đối với cá nhân hoặc doanh nghiệp. Theo đó, các cá nhân, tổ chức, hay doanh nghiệp bắt buộc phải nộp một phần thu nhập cá nhân cho Nhà nước mà không kèm theo những quyền lợi, hay sự cấp phát nào khác cho người nộp thuế. Nộp thuế được hiểu là nghĩa vụ bắt buộc của người công dân đối với Nhà nước.
Tính không hoàn trả trực tiếp
Thuế thể hiện tính không hoàn trả trực tiếp bằng việc hoàn trả thuế cho người nộp thuế thông qua việc cung cấp các dịch vụ công cộng của nhà nước. Tính không hoàn trả trực tiếp này được thể hiện cả trước và sau khi thu thuế.
Tính pháp lý cao
Thuế là một công cụ tài chính mang pháp lý cao. Thuế được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước và bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Phân loại thuế
Thuế được phân loại thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Mỗi tiêu thức sẽ gồm nhiều loại thuế khác nhau.
Theo đối tượng chịu thuế
- Thuế thu nhập: Thuế thu nhập được tính bằng các nguồn thu nhập như: thu nhập từ tiền lương, tiền công của lao động; lợi nhuận, lợi tức cổ phần do hoạt động sản xuất kinh doanh mà có,… Từ đó, thuế thu nhập được chia làm hai hình thức: Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế tiêu dùng: Thuế tiêu dùng là loại thuế đánh vào các hoạt động tiêu dùng. Chúng bao gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng,…
- Thuế tài sản: Thuế tài sản là loại thuế đánh vào quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản. Chúng bao gồm: thuế bất động sản, thuế động sản,…
Theo phương thức đánh thuế
- Thuế trực thu: Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào tài sản hoặc thu nhập cá nhân của người nộp thuế. Thuế trực thu bao gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất,…
- Thuế gián thu: Thuế gián thu là loại thuế đánh gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Thuế gián thu bao gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu,…
Theo khả năng nộp thuế
- Thuế thực: Thuế thực là loại thuế không dựa vào khả năng của người nộp thuế. Thuế thực bao gồm: Thuế tài sản, thuế ruộng đất.
- Thuế cá nhân: Thuế cá nhân là loại thuế đánh vào thu nhập của người nộp thuế ngay từ khi phát sinh hoặc khai báo thu nhập. Thuế cá nhân bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế lợi tức,…
Theo hệ thống thuế
- Thuế trung ương: Thuế trung ương là loại thuế do các cơ quan đại diện chính quyền Nhà nước ở trung ương ban hành.
- Thuế địa phương: Thuế địa phương là hình thức thuế do chính quyền địa phương đủ thẩm quyền ban hành.
Chức năng của thuế
Chức năng của thuế được chia làm hai chức năng cơ bản sau:
Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước
Chức năng cơ bản và dễ thấy nhất của thuế chính là huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước. Đóng thuế là một hình thức giúp phát triển đất nước, Nhà nước sẽ dùng tiền thuế để chi tiêu vào những mục đích cho lợi ích của quốc gia. Thuế chính là nguồn lực tài của quốc gia, điều này đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Thuế là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân sách nhà nước.
Chức năng điều tiết kinh tế
Tùy thuộc vào quy mô cũng như từng lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, Nhà nước sẽ điều chỉnh mức thuế và hình thức thu thuế khác nhau. Việc nộp thuế cũng được Nhà nước xác định đúng đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế; xác định chính xác các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế; sử dụng linh hoạt các ưu đãi và miễn giảm thuế.
Dựa vào các cơ sở trên, Nhà nước đã đưa các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung và phù hợp với lợi ích của xã hội. Từ đó, chức năng điều tiết kinh tế của thuế đã được thực hiện.
Thông qua bài viết, Luật ADZ hy vọng quý khách sẽ có thêm những kiến thức tốt nhất về thuế cũng như các đặc điểm về thuế năm 2020. Nếu còn điều gì băn khoăn, quý khách hãy đến với Luật ADZ để được tư vấn trực tiếp và cung cấp các dịch vụ pháp luật. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
>>> Đọc thêm: Tổng quan về thủ tục đăng ký thuế cho doanh nghiệp