Vốn kinh doanh – vấn đề ưu tiên hàng đầu với bất kì doanh nghiệp nào. Sự khó khăn trong nguồn vốn và nguồn huy động vốn có thể dẫn đến việc sụp đổ một doanh nghiệp. Vậy có những loại vốn nào? Sử dụng vốn kinh doanh như nào để hợp lý và có hiệu quả tốt nhất. Hôm nay, ADZ xin khái quát chung các vấn đề liên quan đến nguồn vốn. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!!
Khái quát chung về nguồn vốn
Khái niệm vốn
Vốn trong doanh nghiệp có thể hiểu là một quỹ tài chính đặc biệt, bao gồm tiền tệ và tài sản của doanh nghiệp. Vốn này sẽ được đầu tư kinh doanh để thu được lợi nhuận. Vốn được coi là quỹ tiền tệ tài chính không thể thiếu của bất cứ doanh nghiệp nào.
Phân loại vốn
Vốn được chia làm rất nhiều loại khác nhau, tùy theo các căn cứ để chúng ta có thể tiến hành phân loại vốn.
a. Căn cứ theo nguồn hình thành nên vốn
Từ nguồn hình thành nên vốn sẽ được chia thành: vốn chủ sở hữu và vốn đi vay.
- Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn bắt đầu từ người chủ sở hữu và các đầu tư, cổ đông hoặc các thành viên góp vốn góp vào. Doanh nghiệp không cần trả lãi suất hay thanh toán với nguồn vốn này. Tuy nhiên, khi đầu tư sinh lời thì lợi nhuận sẽ được chia theo tỉ lệ góp vốn ban đầu.
- Vốn vay: Đúng như tên gọi, vốn vay xuất phát từ nguồn đi vay từ các cá nhân, tổ chức khác, ngân hàng. Trong thời gian đi vay, doanh nghiệp phải chịu nghĩa vụ trả lãi suất đồng thời hoàn trả gốc đúng thời hạn. Để có nguồn vốn đi vay, buộc lòng doanh nghiệp cần dùng tài sản để làm điều kiện thế chấp. Vốn vay được chia theo thời gian là vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn.
b. Căn cứ theo thời gian huy động vốn.
Căn cứ vào thời gian sử vốn mà vốn doanh nghiệp được chia thành 2 loại sau:
- Vốn thường xuyên: Nguồn vốn này có tính chất dài hạn và ổn định bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay có thời hạn dài. Với tính chất ổn định này thì doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư hoặc mua sắm tài sản cố đinh, dây chuyền sản xuất.
- Vốn tạm thời: Đây là nguồn vốn có thời hạn ngắn (dưới 1 năm) mà doanh nghiệp sử dụng với tính chất đột phát. Có thể do phát sinh bất ngờ trong quá trình sản xuất, đầu tư.
Vốn tạm thời có nguồn gốc từ các khoản vay ngắn hạn hoặc khoản chiếm dụng các khoản phải trả ngắn.
c, Căn cứ theo công dụng kinh tế của vốn.
Theo công dụng kinh tế của nguồn vốn thì vốn được chia thành vốn cố định và vốn lưu động.
- Vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận đầu tư ứng trước về tài sản cố định và tài sản đầu tư cơ bản, mà đặc điểm luân chuyển từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Để quản lý chặt chẽ, hữu hiệu tài sản cố định, có thể phân loại tài sản cố định theo các tiêu thức sau:
- Vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục. Phân loại vốn lưu động:
Vai trò của vốn
Vai trò của vốn trong các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Đây sẽ là tiền đề, sự khởi đầu của một doanh nghiệp. Bắt đầu từ việc đăng kí kinh doanh, đăng kí thành lập doanh nghiệp thì đã cần có vốn điều lệ để đầy đủ thủ tục rồi.
Vốn điều lệ được quy định rất rõ theo khoản 29 điều 4 Luật Doanh Nghiệp, số 68/2014/QH13.
Ngoài ra, để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh, sản xuất thì doanh nghiệp cũng cần ổn định nguồn vốn.
Không chỉ như thế, nguồn vốn còn là tiền đề khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư để kiếm thêm nhiều lợi nhuận. Từ đó, phát triển doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.