Khái niệm và ý nghĩa của vốn pháp định

Để thành lập doanh nghiệp, công ty thì vốn pháp định là một trong các khái niệm, yếu tố mà chủ doanh nghiệp cần nắm vững. Hôm nay, Luật ADZ xin được giới thiệu với các bạn đọc bài viết về khái niệm cũng như ý nghĩa của vốn pháp định.

vốn pháp định là gì?

Khái niệm vốn pháp định

Vốn pháp định – từ tên gọi của nó thì chúng ta có thể hiểu được rằng đây là nguồn vốn do pháp luật quy định. Kĩ càng hơn một chút thì đây chính là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền ấn định để thành lập công ty.

Vốn pháp định còn được hiểu như một khả năng thanh toán nợ, khả năng tài chính tối thiểu của doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất thì số vốn sở hữu của Doanh nghiệp không được thấp hơn số vốn pháp định.

Pháp luật có quy định rõ ràng một số ngành nghề có vốn pháp định nhất định nhằm bảo vệ cho lợi ích cho người tiêu dùng và các nhà đầu tư.

Ý nghĩa của vốn pháp định

Vốn pháp định được pháp luật Việt Nam quy định mức tối thiểu phải có cho một số ngành nghề kinh doanh như: ngân hàng, chứng khoán, hàng không, bảo hiểm…. Việc thành lập các doanh nghiệp này gắn liền với quy định về vốn pháp được đều được thể hiện rõ trong luật chuyên ngành.

Các doanh nghiệp này khi đăng kí kinh doanh thì đều phải có văn bản xác nhận số vốn pháp định của cơ quan chức năng trong hồ sơ đăng kí.

Việc quy định số vốn pháp định nhằm đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng lẫn nhà đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề đó. Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát số vốn pháp định của doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ đưa ra cảnh báo cho khách hàng, chủ nợ khi vốn của DN bị giảm sút. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ cần có biện pháp kịp thời để quản lý số vốn của mình.

Ý nghĩa của vốn pháp định

Theo Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm kê khai số vốn pháp định theo ngành nghề của mình với cơ quan chức năng.

Các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

Nhà nước sẽ yêu cầu mức vốn tối thiểu đối với một số ngành nghề. Các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề này phải đáp ứng đủ số vốn này mới có thể tiến hành thành lập doanh nghiệp.

Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

Danh sách các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định:

  • Các tổ chức tín dụng: Nghị định 141/2006/NĐ-CP yêu các tổ chức tín dụng có mức vốn pháp định rõ ràng.
    • Vốn pháp định với ngân hàng thương mại cổ phần là 1000 tỷ đồng.
    • Vốn pháp định với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD.
  • Các quỹ tín dụng nhân dân: Áp dụng mức vốn pháp định 1000 tỷ đồng với quỹ tín dụng nhân dân trung ương, áp dụng mức 0.1 tỷ đồng với quỹ tín dụng nhân dân mức cơ sở.
  • Các công ty tài chính có mức vốn pháp định là 300 tỷ đồng.
  • Các công ty cho thuê tài chính thì yêu cầu mức: 100 tỷ đồng.
  • Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản: Các doanh nghiệp này cần tuân thủ theo Điều 3 NĐ 153/2007/NĐ-CP với số vốn pháp định là 6 tỷ đồng.
  • Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Áp dụng Điều 13 NĐ 104/2007/NĐ-CP với số vốn 2 tỷ đồng.
  • Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng (không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài Dịch vụ bảo vệ) (NĐ 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008)
  • Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007)
  • Sản xuất phim: Doanh nghiệp phải có GCN đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi ĐKKD (Điều 14 Luật điện ảnh.
  • Kinh doanh cảng hàng không: Áp dụng Khoản 1 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007. Các doanh nghiệp kinh doanh hàng không quốc tế là 100 tỷ đồng, hàng không nội địa là 30 tỷ.
  • Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không: theo Khoản 2 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 với mức 30 tỷ đồng (hàng không quốc tế), 10 tỷ đồng (hàng không nội địa.
  • Kinh doanh vận chuyển hàng không: (Khoản 1 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007)
    •  Mức vốn pháp định áp dụng vận chuyển hàng không quốc tế:
      • Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ đồng.
      • Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ đồng.
      • Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng.
    • Mức vốn pháp định áp dụng vận chuyển hàng không nội địa:
      • Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ đồng
      • Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ đồng
      • Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng

Kết Luận

Thông qua bài viết này Luật ADZ mong các bạn đã phần nào nắm được khái niệm về vốn pháp định, các ngành nghề cần yêu cầu vốn pháp định. Bạn cần thành lập doanh nghiệp hoặc có bất cứ vấn đề nào cần giải quyết liên quan đến doanh nghiêp thì hãy liên hệ với chúng tôi. Công ty tư vấn luật ADZ cam kết tư vấn đầy đủ, chính xác, thực hiện các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp một cách nhanh chóng, giá rẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902102903