Nộp thuế là quyền lợi cũng như là nghĩa vụ của mọi tổ chức và doanh nghiệp. Bởi vậy việc doanh nghiệp nắm rõ về các thủ tục đăng ký thuế là rất cần thiết. Vậy doanh nghiệp cần biết những gì về thủ tục đăng ký thuế, hãy cùng Luật ADZ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Những quy định pháp luật về đăng ký thuế doanh nghiệp
Đăng ký thuế doanh nghiệp được quy định về thời hạn đăng ký thuế, quy định về hồ sơ đăng ký thuế đối với doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế và thay đổi thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Thời hạn đăng ký thuế
Doanh nghiệp đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày:
- Được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư
- Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ gia đình
- Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay
- Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân
- Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế
- Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước
Hồ sơ đăng ký thuế
Hồ sơ đăng ký thuế đối với doanh nghiệp bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế
- Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực
- Các giấy tờ có liên quan khác
Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế
- Doanh nghiệp đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức có trụ sở chính
- Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức có trụ sở chính
Cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế
Cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế. Giấy chứng nhận đăng ký thuế bao gồm:
- Tên người nộp thuế
- Mã số thuế
- Số ngày, tháng, năm của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp
- Cơ quan thuế quản lý trực tiếp
- Ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế
Thay đổi thông tin đăng ký thuế
- Khi có sự thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp thì doanh nghiệp phải báo với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, tính từ ngày bắt đầu thay đổi.
- Chính phủ có quy định về việc đăng ký thuế đối với các trường hợp có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế
Doanh nghiệp đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế
Những doanh nghiệp sau đây thuộc đối tượng đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế:
- Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực chuyên ngành không đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc hoạt động trong các lĩnh vực như bảo hiểm, kế toán, luật sư, chứng khoán, kiểm toán, công chứng.
- Đơn vị sự nghiệp; đơn vị vũ trang; tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp hoạt động kinh doanh không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh; tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ ở biên giới, cửa khẩu; hợp tác xã, tổ hợp tác
- Tổ chức được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền không có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
- Tổ chức, cá nhân không phát sinh nghĩa vụ thuế nhưng được hoàn thuế
- Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam
- Các doanh nghiệp, tổ chức khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài; tổ chức có hợp đồng hoặc văn bản hợp tác kinh doanh với cá nhân nộp thay cho cá nhân
- Người Điều hành, công ty Điều hành chung, doanh nghiệp liên doanh, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng, hiệp định dầu khí
>>> Tham khảo dịch vụ Thành lập chi nhánh công ty tại ADZ |
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế
Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị rách, hỏng, người nộp thuế phải làm thủ tục để được cơ quan thuế cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Trình tự thực hiện: Người nộp thuế khi bị rách, hỏng giấy chứng nhận đăng ký thuế phải làm hồ sơ đề nghị Cơ quan thuế cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo Mã số thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Cách nộp hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế:
- Người nộp thuế có thể nộp trực tiếp tại chi cục Thuế
- Gửi qua hệ thống bưu chính
- Nộp hồ sơ đăng ký thuế điện tử qua cổng thông tin điện tử của Cơ quan Thuế
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế đối với doanh nghiệp
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế nếu bị rách, nát, hỏng.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế:
Cơ quan Thuế thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế trong thời hạn 2 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được yêu cầu của người nộp thuế.
Cơ quan thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thuế
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thuế
Kết quả thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế:
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế
- Thông báo mã số thuế của doanh nghiệp
Thông qua bài viết, Luật ADZ hy vọng quý khách sẽ có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh vực thủ tục đăng ký thuế cho doanh nghiệp. Nếu còn điều gì băn khoăn, quý khách hãy đến với Luật ADZ để được tư vấn trực tiếp và cung cấp các dịch vụ pháp luật. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
>>> Tham khảo thêm dịch vụ Giải thể công ty tại ADZ |