Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới nhất năm 2020

Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới nhất năm 2020

Để thành lập một doanh nghiệp thì bạn cần phải nắm rõ rất nhiều thông tin cũng như những quy định của pháp luật hiện hành. Liệu ngành nghề bạn lựa chọn kinh doanh có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không? Những quy định cụ thể về ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Nếu bạn còn đang băn khoăn những vấn đề này, hãy tìm hiểu ở bài viết dưới đây cùng Luật ADZ nhé.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh, ngành nghề đó phải đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật. Những điều kiện đó cần đáp ứng lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Tại phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014 có quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Tại các luật, pháp lệnh và nghị định đều quy định rất rõ ràng về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng được quy định trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Những đơn vị dưới đây KHÔNG được ban hành các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh:

  • Bộ hoặc các cơ quan ngang bộ
  • Hội đồng nhân dân
  • Ủy ban nhân dân các cấp
  • Các cơ quan, tổ chức hay cá nhân khác

Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chúng cũng phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian và tuân thủ chi phí của nhà đầu tư.

Danh mục 15 ngành nghề kinh doanh có điều kiện thường gặp mới nhất

STT Ngành nghề kinh doanh có điều kiện thường gặp
1 Kinh doanh dịch vụ môi giới việc làm
2 Kinh doanh dịch vụ cho thuê lao động
3 Kinh doanh dịch vụ cầm đồ
4 Kinh doanh dịch vụ lưu trú như: cho thuê khách sạn, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, nhà ở cho khách du lịch…
5 Hoạt động sản xuất phim và chương trình truyền hình
6 Kinh doanh sản xuất mỹ phẩm
7 Kinh doanh dịch vụ bưu chính
8 Kinh doanh vận tải đường bộ
9 Kinh doanh xuất khẩu gạo
10 Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
11 Kinh doanh hoạt động xổ số và cá cược
12 Kinh doanh dịch vụ in ấn
13 Kinh doanh dịch vụ karaoke
14 Kinh doanh dịch vụ dạy kèm (gia sư)
15 Kinh doanh hoạt động giáo dục mầm non

Đầy đủ về điều kiện để kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Điều kiện kinh doanh chính là những điều kiện và yêu cầu của các cơ quan nhà nước đủ thẩm quyền, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện khi bắt đầu có hoạt động sản xuất kinh doanh. Những yêu cầu đó được thể hiện cụ thể trên giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc các yêu cầu khác.

Được cấp giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh còn được gọi là “Giấy phép con”. Giấy phép kinh doanh là loại giấy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho các doanh nghiệp, khi có hoạt động sản xuất kinh doanh trong những ngành nghề được cho phép.

Một doanh nghiệp bắt buộc phải có Giấy phép kinh doanh mới được chứng minh là có hoạt động kinh doanh hợp pháp. Theo quy định của Luật đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh những lĩnh vực thuộc “Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện” phải có loại giấy phép này.

Giấy phép kinh doanh còn có mục đích là để Nhà nước dễ dàng trong việc quản lý kinh doanh cũng như hạn chế kinh doanh đối với một số ngành, nghề, lĩnh vực nhất định.

Nhà nước quy định nhiều loại giấy phép đối với các lĩnh vực quản lý:

  • Công thương
  • Giao thông vận tải
  • Nông nghiệp
  • Thông tin và Truyền thông

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là loại giấy chứng minh các điều kiện liên quan đến con người hoặc cơ sở vật chất của một doanh nghiệp. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, khi chủ thể kinh doanh đáp ứng đủ tất cả các điều kiện của pháp luật.

Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong ngành, nghề có điều kiện sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Giấy chứng chỉ hành nghề

Giấy chứng chỉ hành nghề là văn bản mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho doanh nghiệp khi có hoạt động sản xuất kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định. Một doanh nghiệp chỉ được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh.

Doanh nghiệp phải có người hoạt động trong ngành, nghề, lĩnh vực đó mà có chứng chỉ hành nghề khi kinh doanh những ngành nghề có điều kiện.

Theo pháp luật chuyên ngành, tùy vào từng ngành, nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ quy định số lượng cá nhân có giấy chứng chỉ hành nghề.

Điều kiện về vốn pháp định

Đối với các ngành nghề có điều kiện đòi hỏi trách nhiệm tài sản cao của doanh nghiệp hoặc yêu cầu phải có cơ sở vật chất lớn bắt buộc phải có yêu cầu về vốn pháp định.

Ví dụ như, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định là 20 tỷ đồng (Theo Luật kinh doanh bất động sản quy định). Những doanh nghiệp này bắt buộc phải có vốn điều lệ là 20 tỷ đồng mới được hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.

Mục đích của điều kiện về vốn pháp định là để xác định năng lực của một doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh trong ngành, nghề, lĩnh vực có trách nhiệm tài sản cao. Việc này cũng góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể khi giao dịch với các doanh nghiệp này.

Kết luận

Qua bài viết trên, Luật ADZ hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu có vấn đề thắc mắc, hãy liên hệ với Luật ADZ để được sẵn sàng tư vấn và phục vụ quý khách. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902102903