Mã số doanh nghiệp là gì? Những điều cần biết về mã số doanh nghiệp – mã số thuế

Mã số doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ đều được cấp một dãy số. Dãy số đó được gọi là mã số doanh nghiệp. Vậy mã số doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp cần biết những gì về mã số doanh nghiệp? Hãy cùng Luật ADZ tìm hiểu về mã số doanh nghiệp ở bài viết dưới đây.

Mã số doanh nghiệp là gì?

Mã số doanh nghiệp là một dãy số được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – loại giấy được cấp cho doanh nghiệp sau khi thành lập. Mã số doanh nghiệp được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số duy nhất và không được sử dụng chung đối với các doanh nghiệp khác (Theo khoản 1 Điều 30 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Một doanh nghiệp khi có hoạt động sản xuất kinh doanh bắt buộc phải làm thủ tục xin cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh. Sau khi hoàn thành thủ tục, mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số được gọi là mã số doanh nghiệp.

Mục đích của mã số doanh nghiệp

Mã số doanh nghiệp được sử dụng với mục đích để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các thủ tục hành chính và một số quyền và nghĩa vụ khác. Qua đó để các cơ quan Nhà nước có thể kiểm tra và giám sát nghĩa vụ đóng thuế, cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn.

Tại sao mã số doanh nghiệp cũng là mã số thuế?

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định, mã số doanh nghiệp và mã số thuế là hai mã số riêng biệt. Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định, mã số doanh nghiệp sau khi được cấp chính là mã số thuế. Quy định mới này đã giúp rút ngắn các thủ tục hành chính, đồng thời giúp các cơ quan Nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý nghĩa vụ đóng thuế, cũng như các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015, nếu mã số doanh nghiệp và mã số thuế không trùng nhau, các doanh nghiệp bắt buộc phải làm thủ tục để thay đổi lại. Mã số doanh nghiệp – mã số thuế này sẽ tồn tại trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được tính từ lúc doanh nghiệp thành lập đến khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Trong trường hợp doanh nghiệp có những thay đổi dưới đây thì mã số doanh nghiệp – mã số thuế vẫn là một:

  • Thay đổi tên trụ sở
  • Thay đổi địa chỉ trụ sở
  • Thay đổi chủ sở hữu

Những quy định về cấp mã số doanh nghiệp – mã số thuế cho doanh nghiệp

Theo Điều 2 Thông tư 127/2015/TT-BTC, việc cấp mã số doanh nghiệp được thực hiện một cách tự động, theo phương thức điện tử trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế. Doanh nghiệp sẽ được cấp mã số doanh nghiệp tính từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, mã số doanh nghiệp – mã số thuế được chia làm hai loại:

  • Mã số doanh nghiệp 10 số là để cấp cho các doanh nghiệp.
  • Mã số doanh nghiệp 13 số là để cấp cho các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp, được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.

Sử dụng mã số doanh nghiệp – mã số thuế

Dựa theo quy định tại Điều 28 Luật quản lý thuế và Thông tư 95/2016/TT-BTC, doanh nghiệp phải sử dụng mã số thuế khi được cấp bằng cách dưới đây:

  • Ghi mã số doanh nghiệp được cấp vào chứng từ, hóa đơn, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng khác.
  • Sử dụng mã số doanh nghiệp – mã số thuế để thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và thực hiện các thủ tục về thuế khác. Các doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước. Điều kiện này cũng được tính trong trường hợp người nộp thuế có hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều địa bàn khác nhau.
  • Các doanh nghiệp được sử dụng mã số thuế đã cấp để kê khai và nộp thuế với cơ quan thuế tại địa bàn mới, nơi phát sinh hoạt động kinh doanh mới nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
    • Đã được cung cấp mã số thuế tại nơi đặt trụ sở chính
    • Phát sinh các hoạt động sản xuất kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh sang địa bàn tỉnh, thành phố khác, nhưng không thành lập chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc trên địa bàn khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính
    • Thuộc đối tượng được hạch toán Khoản thu của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật quản lý thuế

Thông qua bài viết, Luật ADZ hy vọng quý khách sẽ có thêm những kiến thức tốt nhất về mã số doanh nghiệp cũng như các quy định và lưu ý về mã số doanh nghiệp. Nếu còn điều gì băn khoăn, quý khách hãy đến với Luật ADZ để được tư vấn trực tiếp và cung cấp các dịch vụ pháp luật. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902102903