Các rủi ro cần lưu ý khi đăng kí hộ kinh doanh năm 2020

Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty TNHH một thành viên? Cần chú ý gì khi đăng kí hộ kinh doanh? Bạn đang lưỡng lự giữa những lựa chọn này? Cùng Tư vấn doanh nghiệp ADZ điểm danh những rủi ro cần tránh khi đăng kí hộ kinh doanh để bạn có thể chắc chắn hơn với quyết định của mình nhé!

Tìm hiểu chung về đăng kí hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh (HKD) được áp dụng với chủ sở hữu là một cá nhân hoặc hộ gia đình.

– Đối với chủ sở hữu là cá nhân thì phải đạt đủ tiêu chuẩn là công dân Việt Nam và từ 18 tuổi trở lên. Chủ sở hữu có năng lực dân sự, hành vi đầy đủ.

– Đối với chủ sở hữu là hộ gia đình thì cần áp dụng những yêu cầu sau:

  • Địa điểm kinh doanh: Tại 1 địa điểm duy nhất
  • Nhân công: Được phép sử dụng không quá 10 lao động.
  • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản.

Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về thủ tục đăng ký kinh doanh của Luật doanh nghiệp 2014 quy định rất rõ về những điểm này.

Các rủi ro cần tránh khi đăng kí hộ kinh doanh

Muốn đăng kí HKD bạn nhất định cần chú ý đến các điểm này nhé!

Chú ý về đối tượng được phép đăng kí hộ kinh doanh

Như đã nói ở trên, cá nhân hoặc hộ gia đình đều có thể đăng kí thành lập hộ kinh doanh. Ngoài ra nếu nhóm bạn muốn cùng nhau thành lập HKD thì cũng có thể đăng kí. Người đại diện sẽ là người đứng tên chịu trách nhiệm pháp luật, là người thay mặt cho nhóm bạn, hộ gia đình.

Mỗi cá nhân chỉ được phép đứng tên trên duy nhất một HKD trên phạm vi trong nước. Nếu chủ sở hữu đã đứng tên là đại diện pháp luật đăng kí hộ kinh doanh mà chưa tiến hành giải thể thì cũng không được phép thành lập hộ kinh doanh mới.

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh

Tránh mắc sai lầm khi đặt tên cho hộ kinh doanh.

Chủ sở hữu cần chú ý HKD bắt buộc phải có tên riêng. Tên của HKD sẽ bao gồm: “Hộ kinh doanh” + “Tên riêng”.

– Trong tên của HKD không được phép có những cụm từ khiến mọi người có thể nhầm lẫn với tên doanh nghiệp. Những từ “công ty”, “ doanh nghiệp” sẽ không được chấp nhận trong tên hộ kinh doanh.

– Tên của các hộ kinh doanh trong phạm vi Quận, huyện không được phép trùng nhau.

– Nếu hộ kinh doanh muốn sử dụng tên tiếng anh thì phải có dấu chấm giữa các kí tự tên. Ví dụ: Hộ kinh doanh G.E.M.E.R

– Với những cửa hàng buôn bán tự do, chưa đăng kí HKD, dù đã có tên từ lâu nhưng khi làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh thì vẫn phải tiến hành dò xét tên. Khi nộp hồ sơ lên UBND Quận, huyện để đăng kí sẽ được kiểm tra để có thể sử dụng tên cũ cho hộ kinh doanh của mình hay không. Chắc chắn, chủ sở hữu chỉ được sử dụng tên cũ khi trong phạm vị Quận huyện đó không có HKD cùng tên.

Địa điểm hộ kinh doanh.

– Trong phạm vi trong nước, một HKD chỉ có thể chỉ có thể đăng kí duy nhất một địa điểm kinh doanh. HKD không được phép thành lập chi nhánh, các địa điểm văn phòng nào khác.

– Trong trường hợp thuê nhà làm địa điểm kinh doanh thì cần xác định rõ ngôi nhà đó đã được đăng kí làm HKD trước đó chưa? Nếu đã từng được đăng kí thì hộ kinh doanh ấy đã giải thể chưa?. Trong trường hợp hộ kinh doanh cũ đã rời đi mà chưa giải thể thì chủ nhà cho thuê có thể chủ động yêu cầu đóng hộ kinh doanh đó. Tất các vấn đề này sẽ được UBND quận/huyện giải đáp một cách triệt để

– Chung cư và các khu vực nằm trong quy hoạch của Nhà nước sẽ không được phép khi đăng kí hộ kinh doanh.

– Đặc biệt với một số ngành sẽ có những yêu cầu đặc biệt khác:

  • Ngành dịch vụ Spa: bao gồm salon tóc, massage, nail, make-up: địa điểm kinh doanh yêu cầu bắt buộc phải có chỗ giữ xe
  • Ngành dịch vụ đồ ăn uống: Hộ kinh doanh phải có thêm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ngoài giấy phép kinh doanh.
  • Ngành dạy gym, yoga: Yêu cầu phải có chứng chỉ bằng cấp với giáo viên.
  • Các hộ kinh doanh được thành lập tại chợ với hình thức gian hàng có yêu cầu riêng với địa điểm. Các hình thức kinh doanh phải phù hợp với cách bố trí của từng khu chợ

Các rủi ro, sai lầm khi đăng kí vốn điều lệ khi đăng kí hộ kinh doanh

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định rõ ràng về số vốn tối thiểu hay tối đa với hộ kinh doanh. Vốn điều lệ của HKD tùy thuộc khả năng kinh tế, quy mô, ngành nghề của chủ sở hữu.

– Điều quan trọng nhất là việc chịu trách nhiệm rủi ro của hộ kinh doanh là chịu trách nhiệm trên toàn bộ tài sản của chủ sở hữu. Khi bạn làm ăn thua lỗ thì bạn sẽ phải trả bằng toàn bộ tài sản của mình chứ không chỉ là số vốn đăng kí.

– Ngoài ra, việc đăng kí vốn nhiều hay ít còn liên quan đến mức thuế khác. Các cơ quan thuế sẽ dựa trên 3 điều sau để đánh mức thuế khoán hàng tháng.

  • Vốn điều lệ nhiều hay ít
  • Địa điểm kinh doanh thuộc nơi sầm uất, đông đúc sẽ đóng thuế cao hơn mức của địa điểm trong hẻm.
  • Mặt hàng kinh doanh có lượng tiêu thụ cao hay thấp
Các rủi ro, sai lầm khi đăng kí vốn điều lệ khi đăng kí hộ kinh doanh
Cách tính thuế hộ kinh doanh

Chú ý về số lượng lao động khi đăng kí hộ kinh doanh

HKD chỉ được phép đăng kí tối đa 9 lao động. Nếu HKD có từ 10 lao động thì hộ kinh doanh cần tiến hành đăng kí thành lập doanh nghiệp. Nếu tiếp tục hoạt động dưới hình thức HKD với trên 10 lao động sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt

Các lưu ý khi đăng kí ngành nghề kinh doanh cho hộ kinh doanh.

– Khi chủ sở hữu HKD muốn đăng kí ngành nghề kinh doanh sẽ được cơ quan đăng kí hướng dẫn cách đăng ý cho chuẩn. Hoặc với chủ sở hữu sử dụng dịch vụ đăng kí thành lập HKD của ADZ sẽ được hỗ trợ tư vấn cặn kẽ.

– HKD sẽ được quyền đăng kí các ngành nghề tuân thủ pháp luật.

–  Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc HKD kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu HKD tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

– Các thủ tục đóng hộ kinh doanh cũng tương tự việc giải thể doanh nghiệp nhưng giấy tờ, thủ tục thì ít phức tạp hơn. Chủ sở hữu sẽ cần nộp hồ sơ tại cơ quan thuế nhằm xin đóng mã số thuế. Sau khi cơ quan thuế xác nhận xong thì UBND quận huyện sẽ trả giấy phép kinh doanh.

Lưu ý khi chuẩn bị giấy tờ đăng kí hộ kinh doanh.

Lưu ý khi chuẩn bị giấy tờ đăng kí hộ kinh doanh.
Thủ tục đăng kí hộ kinh doanh tại Hà Nội

Khi đăng kí thành lập HKD, các chủ sở hữu cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Trong trường hợp thuê nhà làm địa điểm kinh doanh, cần có hợp đồng thuê nhà được kí trực tiếp giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
  • Hai bản CMTND hoặc CCCD của chủ HKD và các thành viên hợp pháp.
  • Các chứng chỉ bằng cấp, chứng chỉ an toàn thực phẩm với các ngành nghề kinh doanh yêu cầu.

Để chuẩn bị được giấy tờ đăng kí thành lập HKD một cách đầy đủ, đạt kết quả nhanh chóng bạn có thể sử dụng dịch vụ của Luật ADZ.

ADZ cam kết dịch vụ đăng kí thành lập hộ kinh doanh giá rẻ, uy tín tại Hà Nội. Thời gian thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình.

Kết luận

Trên đây là 7 lưu ý, rủi ro trong quá trình đăng kí thành lập hộ kinh doanh. Hi vọng, bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902102903