Quy trình thành lập doanh nghiệp chế xuất

Khái niệm

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ mục đích xuất khẩu. Hoặc các doanh nghiệp được xây dựng và hoạt động trong khu chế xuất.

Doanh nghiệp chế xuất được áp dụng việc phi thuế quan đối với thuế xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Các điều luật về doanh nghiệp chế xuất được làm rõ tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Các điều kiện để thành lập khu chế xuất

  • Doanh nghiệp chế xuất hay khu chế xuất đều được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan, khu hải quan riêng.
  • Doanh nghiệp chế xuất phải được bao quanh bởi hệ thống hàng rào, lối đi riêng cách ly ngăn cách với các doanh nghiệp thường.
  • Những hàng hóa sản phẩm của khi chế xuất đều được xuất khẩu ra nước ngoài.
  • Doanh nghiệp chế xuất cần đảm bảo được việc kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng và cơ quan hải quan. Thậm chí nhiều bên Hải quan đã yêu cầu kết nối camera giữa hải quan và doanh nghiệp chế xuất.
  • Khi thành lập doanh nghiệp chế xuất cần có sự chấp thuận, đồng ý bằng văn bản của Hải quan.
  • Hàng hóa tại khu chế xuất đều phải thực hiện đúng quy trình, chịu sự kiểm tra giám sát của hải quan.
  • Việc mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào khu chế xuất của các cán bộ, nhân viên làm việc trong doanh nghiệp chế xuất và ngược lại đều không phải khai báo với hải quan.
  • Việc trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất hoặc giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu khác trên Việt Nam (trừ khu phi thuế quan) đều là quan hệ xuất nhập khẩu. Các trường hợp khác không phải lập thủ tục hải quan thì do Bộ tài chính quyết định.
  • Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.

Quy trình thành lập doanh nghiệp chế xuất

Quy trình thành lập doanh nghiệp chế xuất

– Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thành lập công ty chế xuất

Để thành lập doanh nghiệp chế xuất thì chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ gồm những thủ tục sau:

  • Danh sách thành viên công ty
  • Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Giấy quyết định thành lập doanh nghiệp chế xuất
  • Giấy đề nghị cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp chế xuất
  • Điều lệ công ty

– Tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty lên Sở kế hoạch và đầu tư

  • Doanh nghiệp nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của công ty.
  • Sau đó, chờ từ 3 – 5 ngày để được cấp giấy phép thành lập công ty chế xuất.
  • Trường hợp hồ sơ thiếu sót hay không hợp lệ, Sở KH & ĐT sẽ trả lời lý do bằng văn bản.

>> Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Luật ADZ dịch vụ thành lập doanh nghiệp để hồ sơ tránh tình trạng sai sót.

– Doanh nghiệp thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp

– Khắc con dấu công ty

– Lập tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

– Đăng ký mua chữ ký số

– Treo bảng hiệu công ty và thông báo phát hành hóa đơn GTGT

– Tiến hành kê khai và đóng thuế sau khi mở doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai và đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty chế xuất. Các loại thuế cụ thể bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế giá trị gia tăng, Thuế môn bài.

Công ty tư vấn luật ADZ cam kết dịch vụ thành lập doanh nghiệp chế xuất giá rẻ nhất tại Hà Nội. Chúng tôi hỗ trợ tư vấn 24/7 đồng thời chuẩn bị chu đáo giấy tờ, hoàn thành trong thời gian ngắn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902102903